Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Độ sai số của đồng hồ cơ? 

Thương Trần 03/08/2024

Mức sai số cho phép của đồng hồ cơ?
Sai số đồng hồ cơ hay còn được gọi là độ chính xác của một chiếc đồng hồ, nghĩa là khoảng thời gian trung bình mà đồng hồ cơ bị sai lệch so với thời gian chuẩn trong một ngày sau khi sử dụng, nói dễ hiểu là bạn so giờ hiển thị trên đồng hồ của bạn với một thiết bị xem giờ khác, ví dụ như đồng hồ chấm công ở văn phòng. Độ sai số của mọi đồng hồ automatic sẽ thay đổi khác nhau mỗi ngày và phụ thuộc vào môi trường hay điều kiện mà bạn sử dụng đồng hồ. Thực tế sai số này vẫn có trên đông hồ pin/quartz nhưng nó không đáng kể, chỉ rơi vào tầm 0.5-1s/ngày.


Hầu hết mức sai số cho phép của các dòng đồng hồ cơ là khoảng 30s/ngày. Các loại đồng hồ cơ thường sẽ có mức sai số từ -20 đến +40 giây/ngày, tương đương với độ chênh lệch so với thời gian chuẩn là khoảng dưới 20 giây/ngày.

Các dòng cao cấp hơn thì có thể sai số -10 hoặc +10 giây/ngày. Ngoài ra, với dòng đồng hồ cơ có chứng nhận độ chính xác COSC thì độ sai số sẽ ít hơn, trong khoảng -5 đến +5 giây/ngày.

Những yếu tố tác động đến sai số của đồng hồ cơ?
A. Từ tính
Khi để đồng hồ cơ tiếp xúc lâu với các nguồn có từ trường mạnh như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, thiết bị phát wifi, nam châm… đồng hồ có thể bị nhiễm từ tính, hay sử dụng biệt hộp xoay đồng hồ chất lượng cũng sẽ dẫn đến đồng hồ bị nhiễm từ. Đồng hồ cơ là một trong những thiết bị dễ bị nhiễm từ nhất, dù đó là đồng hồ đã từng bị nhiễm từ và được khử từ thì nó vẫn có thể bị nhiễm từ lại.



 B. Nhiệt độ
Thông thường, nếu để đồng hồ cơ trong môi trường quá lạnh (dưới 8*C) hoặc môi trường quá nóng (trên 38*C) sẽ làm cho những thanh kim loại của đồng hồ bị giãn ra không đồng đều, đồng thời các hoạt động bên trong đồng hồ cũng theo đó mà chịu ảnh hưởng.


C. Chịu lực tác động mạnh
Khi đồng hồ cơ gặp phải va chạm hoặc rơi rớt sẽ chịu tác động mạnh như sốc, rung lắc,...  làm cho các bộ phận bên trong đồng hồ dễ bị nứt vỡ. linh kiện của đồng hồ cơ đều rất mỏng và nhỏ, kết hợp lại với nhau nên rất dễ bị ảnh hưởng khi chịu tác động mạnh. 


D. Bị khô dầu do không bảo dưỡng định kỳ
Hầu hết các dòng đồng hồ cơ sẽ được nhà sản xuất bôi một lớp dầu tại các bộ phận chân kính (jewels), làm giảm ma sát giúp cho đồng hồ hoạt động một cách trơn tru, mượt mà và chính xác hơn. Đồng hồ lâu ngày không lau dầu sẽ bị khô làm tăng ma sát ảnh hưởng đến độ chính xác.

Cách đo sai số đồng hồ
A. Cách đo thủ công:
Cách đo thủ công đơn giản nhất là so với một thiết bị xem giờ khác, ví dụ bạn có thể so với đồng hồ của công ty hoặc với chiếc điện thoại của bạn


B.Cách đo bằng máy đo Timegrapher:
Timegrapher là máy đo của các thợ thủ công chuyên nghiệp sử dụng để đo sai số của đồng hồ cơ. Khi sử dụng máy này bạn sẽ biết được độ lệch số ngay lập tức.


Bạn thực hiện bằng cách đặt đồng hồ chạy trên bệ của máy đo Timegrapher, nó sẽ tự động tính được độ sai số, nhịp đập và biên độ của bánh xe cân bằng trong đồng hồ. Thông qua các thông số đó, thợ chuyên nghiệp sẽ biết được độ sai số là bao nhiêu.


Nên làm gì để giảm sai số đồng hồ cơ?

  1. Không để đồng hồ gần tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, thiết bị phát wifi,... Để tránh đồng hồ bị nhiễm từ.
  2. khi đồng hồ bị rơi, va cham mạnh hãy mang đi kiểm tra ngay, vì có thể ngay lúc đó đồng hồ không bị ảnh hưởng nhưng để về lâu lại bị ảnh hưởng thậm chí là nặng hơn.
  3. không để đồng hồ trong môi trường dưới -8 độ C và trên 38 độ C
  4. Đem đồng hồ đi bảo dưỡng định kỳ trung bình khoảng 3 đến 5 năm một lần tùy vào dòng máy thời gian tối thiểu các thể ngắn hơn từ 1 đến 2 năm một lần.
  5. Cách nhanh nhất để đồng hồ cơ hạn chế sai số và tránh mất nhiều thời gian đến các trung tâm sửa chữa thì bạn nên lên dây cót cho đồng hồ cơ thường xuyên, mỗi ngày một lần.

Lưu ý: Các sai số trên cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của đồng hồ cơ. Nếu đồng hồ có sai số vượt mức quy định thì rất có thể nó bị nhiễm từ hoặc sắp khô dầu, bạn cần mang nó đi bảo dưỡng ngay nhé.

 

Bài viết liên quan