Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Đồng hồ lặn và những điều cần biết

Thương Trần 23/08/2024

Đồng hồ lặn là loại đồng hồ được thiết kế đặc biệt để chịu được áp lực khi ở dưới nước, thích hợp cho các hoạt động lặn. Chiếc đồng hồ lặn lần đầu tiên có mặt ở server trái đất chính là ROLEX OYSTER (1926) với thiết kế núm ren đột phá và khả năng chống nước cao.

Vậy thì sau gần 1 thập kỷ phát triển của ngành đồng hồ thì hiện tại những yếu tồ cần cho một chiếc đồng hồ lặn là gì? Dưới đây chính là câu trả lời.

1. Khả năng chịu nước (Water Resistance)

Đồng hồ lặn thường có khả năng chịu nước tối thiểu là 100 mét (10 ATM), nhưng để đề phòng sự cố, đồng hồ lặn sẽ có thêm một số khả năng và chức năng an toàn bổ sung được tích hợp trong thiết bị, do đó khả năng chịu nước tối thiểu cần đạt là 200 mét (20 ATM).

Các đồng hồ lặn chuyên nghiệp có thể chịu nước đến độ sâu 300 mét hoặc hơn.

2. Chức năng Bezel xoay một chiều

Bezel (vành đồng hồ) có thể xoay một chiều, thường là ngược chiều kim đồng hồ. Chức năng này giúp thợ lặn theo dõi thời gian lặn, tránh nguy cơ bezel xoay ngược làm hiển thị sai thời gian dưới nước.

3. Chất liệu và thiết kế

Vỏ và dây đồng hồ thường được làm từ thép không gỉ, titan hoặc nhựa chất lượng cao để chống ăn mòn.

Mặt kính thường làm từ sapphire hoặc kính khoáng chống trầy xước, chịu áp lực cao.

4. Crown (núm vặn) có khóa

Núm vặn thường có cơ chế khóa để ngăn nước thâm nhập. Khi lặn, núm vặn phải được khóa chặt để đảm bảo khả năng chống nước.

5. Chức năng phát sáng

Đồng hồ lặn được trang bị các chỉ số và kim phát sáng mạnh mẽ, giúp người dùng dễ dàng đọc thời gian trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc dưới nước.

6. Van thoát khí helium (cho đồng hồ chuyên dụng)

Một số đồng hồ lặn chuyên dụng có van thoát khí helium, giúp cân bằng áp suất khi thợ lặn làm việc ở độ sâu lớn và sử dụng hỗn hợp khí có chứa helium.

7. Tiêu chuẩn ISO 6425

Đồng hồ lặn đạt tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt về khả năng chịu nước, chống sốc, chống từ trường, và độ bền khi hoạt động dưới nước.

8. Bảo dưỡng

Đồng hồ lặn cần được bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt là kiểm tra khả năng chống nước, thay gioăng cao su và kiểm tra van thoát khí (nếu có).

9. Ứng dụng thực tiễn

Đồng hồ lặn không chỉ được sử dụng cho việc lặn mà còn được ưa chuộng bởi sự bền bỉ, thiết kế mạnh mẽ, phù hợp với các hoạt động thể thao và dã ngoại. Tuy nhiên với vẻ ngoài đậm chất thể thao và nam tính thì bạn vẫn có thể mang những chiếc đồng hồ lặn này trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc lựa chọn đồng hồ lặn cần cân nhắc kỹ về nhu cầu sử dụng, khả năng chịu nước và các tính năng cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Thư

 

Bài viết liên quan